Monday, April 4, 2016

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh luôn là một hành động quan trọng của việc chăm sóc cơ thể trẻ mà bạn không nên bỏ qua sau khi sinh. Các kỹ năng, biện pháp xử lý các trường hợp rốn không khô, rốn rỉ máu và có mùi hôi tại các gia đình là việc các mẹ cần để ý để giúp bé khỏe mạnh. Sau đây Biquyetvang xin chia sẻ bí quyết chăm sóc rốn cho bé.
cham-soc-rot-cho-be-1
Vai trò của dây rốn là gì?
Khi còn trong bụng mẹ, chất dinh dưỡng và ôxy được truyền đến bé thông qua nhau thai. Chân nhau thai bám chặt vào thành tử cung của người mẹ để hút dưỡng chất, nhau thai được kết nối với em bé bởi dây rốn thông qua một lỗ hổng ở bụng bé. Sau khi em bé được sinh ra, dây rốn sẽ được bác sĩ kẹp chặt và cắt gần sát với mặt bụng của bé. Các thao tác này được thực hiện rất nhanh gọn, không đau và cuối cùng còn lại một cuống rốn trên bụng của bé.
Sau bao lâu bé sẽ rụng rốn?
Thường thì sau 7 đến 21 ngày, cuống rốn sẽ khô và rụng, để lại một vết thương nhỏ sẽ lành lại vài ngày sau đó. Đây chính là lỗ rốn của con bạn sau này
Chăm sóc rốn của bé như thế nào
Rốn của bé cần được giữ sạch và khô, do đó, bạn nên gấp tã của bé xuống dưới rốn hoặc sử dụng loại tã có chừa lỗ hổng ngay rốn để tránh cho rốn tiếp xúc với nước tiểu. Khi rốn rụng, bạn có thể sẽ thấy một ít máu dính trên tã của bé và điều này là bình thường. Chỉ nên tắm bé sau khi rốn đã khô và rụng đi.
cham-soc-rot-cho-be
Trong thời tiết ấm áp, bạn chỉ cần mặc tã cho bé và nới lỏng áo để không khí dễ lưu thông và cuống rốn mau khô hơn, tránh mặc kiểu áo liền quần cho bé cho đến khi cuống rốn đã rụng. Tuyệt đối không được cố gắng tự tay bứt cuống rốn, ngay cả khi bạn thấy cuống rốn đã rất khô và gần như muốn rụng đi. Đôi khi sau khi cuống rốn rụng, có thể bạn sẽ thấy còn lại một ít hạt thịt nhỏ nổi lên, gọi là u hạt rốn.
Những “u hạt rốn” có tự thể biến mất hoặc có thể nhờ bác sĩ can thiệp, những hạt nhỏ này không chứa dây thần kinh nên việc điều trị sẽ không làm cho bé đau. Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ dùng thuốc khử trùng lau qua dây rốn trước khi họ kẹp và cắt nó. Đối với việc chăm sóc tại nhà, một số bác sĩ khuyên bạn nên vệ sinh xung quanh gốc rốn một hoặc hai lần trong ngày bằng tăm bông hoặc miếng gạc có nhúng cồn.
Với cách này có thể sẽ giúp giảm bớt mùi do cuống rốn tạo ra. Nhưng một số khác cho rằng tốt nhất bạn nên để cuống rốn khô tự nhiên. Các nhà nghiên cứu thấy rằng cuống rốn để khô tự nhiên sẽ lành nhanh hơn và ít nguy cơ bị nhiễm trùng so với việc vệ sinh bằng cồn. Nếu bạn không biết được mình nên theo phương pháp nào, có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ của bé.
Những dấu hiệu của nhiễm trùng rốn là gì?
Nếu bị gặp phải một trong các trường hợp sau, bạn đưa bé đến khám hoặc hỏi bác sĩ để biết cách xử lý:
  • Bé bị sốt hoặc có vẻ không khỏe
  • Rốn và khu vực xung quanh rốn trở nên nóng, sưng hoặc đỏ
  • Cuống rốn có mủ
  • Cuống rốn có mùi hôi
  • Cuống rốn chảy máu liên tục
Cách thay băng rốn đúng cách cho trẻ để phòng bệnh viêm rốn
Khi rốn chưa rụng cần thay băng rốn hàng ngày, ít nhất trong ba ngày đầu. Sau đó, nếu không gian gia đình thoáng, rộng không có ruồi muỗi thì nên để cuống rốn hở, làm như vậy rốn sẽ chóng khô và mau rụng hơn.
  • Đầu tiên, mẹ hoặc người thay băng rốn phải rửa sạch tay bằng xà phòng.
  • Tháo bỏ băng rốn cũ.
  • Dùng bông tẩm cồn 90 độ bôi vào cuống rốn để diệt trùng. Trước tiên, bôi ở đầu cuống rốn rồi mới bôi xuống thân và chân. Nếu muốn bôi lại thì dùng miếng bông khác thấm cồn rồi làm lại theo thứ tự trên. Không nên dùng cồn i-ốt vì có thể làm cháy da bụng của bé.
  • Mở một miếng gạc vuông vào chân cuống rốn, lấy phần gạc còn lại đắp lên.
  • Cuối cùng băng rốn lại bằng băng sạch quấn ngang bụng, nhưng không quá chặt và quá dày nhất là vào mùa hè.
Trên là cách chăm sóc rốn cho bé giúp cho bé sống khỏe hơn, được chia sẻ tại Biquyetvang.com