Wednesday, March 2, 2016

Cách lên lịch sinh hoạt cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất


Trẻ sơ sinh vào những tháng đầu chỉ có nhu cầu ăn và ngủ, nhưng vấn đề sinh hoạt của bé cũng làm cho các bà mẹ cảm thấy đau đầu. Hôm nay Biquyetvang.com xin chia sẻ với các mẹ lịch sinh hoạt cho trẻ sơ sinh chuẩn.






1/ Có cần thiết để lên hẳn một lịch trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh?

Lịch sinh hoạt của trẻ sơ sinh không quá phức tạp, ăn chơi, rồi ngủ. Tuy nhiên để phân chia lịch sinh hoạt cho bé một cách hiệu quả, thật sự là một thách thức với các mẹ. Chưa kể là kết hợp giờ giấc sinh hoạt của bản thân với giờ giấc sinh hoạt của bé và các thành viên trong gia đình.

Để cuộc sống trở nên dễ dàng hơn trong việc sắp xếp lịch sinh hoạt chuẩn cho bé và cuộc sống của bạn nhẹ nhàng hơn. Bạn cần phải có một kế hoạch và kế hoạch này cũng chính là một phương pháp để bạn dạy trẻ kỹ năng quản lý, kỷ luật từ nhỏ. Trẻ sơ sinh tuy con nhỏ nhưng bạn áp dụng cho bé một khung giờ chuẩn ngày qua ngày bé cũng cảm nhận được. Chẳng hạn, cứ theo lịch sau khi ngủ dậy, bé sẻ biết mình sắp được bú, chơi và được bé đi loanh quanh.

Một khó khăn trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh đó là bé vẫn chưa biết nói, chưa biết đi và kỷ năng cầm nắm còn kém, vì vậy trẻ cũng muốn mình thông thạo kỷ năng nào đó, chẳng hạn luôn biết trước những điều sắp xảy ra với mình. Việc lên một lịch sinh hoạt chuẩn cho bé cũng giúp được cho bạn lúc chăm sóc và biết lúc nào nên cho con ăn, cho con ngủ. Như vậy, bé sẽ không bao giờ phải khó chịu vì buồn ngủ, đói, khát. Đó là nền tảng để bé có đủ năng lượng để khám phá, học hỏi thế giới xung quanh.


Thêm một điểm cộng cho việc lên lịch trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh: Khi mẹ phải quay trở lại công việc sau 6 tháng thai sản và nhờ người khác trông bé, với thói quen thông thường hằng ngày, bé sẽ yên tâm hơn và không bị bỡ ngỡ vì phải xa mẹ. Người trông bé cũng dễ dàng hơn vì biết khi nào bé muốn ăn, ngủ hay chơi.


2/ Khi nào mẹ có thể bắt đầu lên lịch trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh?

Thông thường, trẻ sơ sinh vào khoảng giữa 2-4 tháng tuổi đã sẵn sàng cho khung giờ chung . Sau 3-4 tháng, ngủ và thói quen ăn uống ở hầu hết trẻ đều trở nên nhất quán và dễ dự đoán . Thời điểm này rất lý tưởng để mẹ khuyến khích bé “tuân theo” kỷ luật.

Trong qua trình lên lịch sinh hoạt cho trẻ sơ sinh, bạn phải luôn kiên nhận và duy trì để bé có thể quen dần với thời gian cũng như lịch sinh hoạt. Theo dõi việc ăn uống, ngủ, nghỉ của trẻ để nắm được nhịp điệu sinh hoạt và lên kế hoạch phù hợp cho bé. Vào những ngày đầu tiên sau sinh, mẹ đã có thể bắt đầu chiến lược theo dõi nhu cầu ăn của bé, khi nào bé đi tè, ị, ngủ trong bao lâu, cứ như vậy đến khoảng 2-3 tháng.

Nếu muốn đưa bé vào giờ giấc chuẩn từ sớm, mẹ đã có thể bắt đầu từ 1 tuần tuổi. Miễn là bé được bú no, đủ lượng sữa mẹ hay sữa công thức khuyến cáo hằng ngày.


Giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Tốt nhất, mẹ nên cố gắng đáp ứng những nhu cầu mà bé đang cố gắng truyền đạt. Nhất là khi bé còn quá bé, mẹ nên du di nhiều chút. Nếu bé khóc đòi ăn dù đã ăn 1-2 tiếng trước, nếu bé không buồn ngủ nhưng muốn chơi khi đến giờ đi ngủ, mẹ vẫn nên đáp ứng và du di cho bé nhé!


3/ 3 lựa chọn về lịch trình chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn cho mẹ

-Lịch trình của ba mẹ: Thích hợp với ông bố, bà mẹ muốn rèn con vào khuôn khổ, kỷ luật từ sớm. Bạn chính là người ra kỷ luật, khi nào bé sẽ ăn, ngủ bao lâu, chơi ở nhà hay ra ngoài. Mẹ có thể tự đưa ra giờ giấc sinh hoạt cho bé dựa trên những nhu cầu hằng ngày đã được theo dõi và thiết lập từ lúc mới sinh.

-Lịch trình của bé: Dựa vào nhu cầu của bé, mẹ thiết lập một kế hoạch sinh hoạt chuẩn cho con. Điều này có nghĩa mẹ sẽ tìm kiếm những dấu hiệu từ trẻ để biết được bé muốn gì theo thứ tự, chứ không áp đặt một thời gian biểu do tự mình đặt ra. Sau vài tuần đầu tiên, hầu hết các bé đều hình thành thói quen ngủ, chơi và ăn uống rất trơn tru.

-Lịch trình kết hợp : Lịch trình này không đồng điệu và nhất quán ngày này sang ngày khác, mà là sự xáo trộn rất khoa học và thông minh để ba mẹ vừa thoải mái, trẻ cũng được đáp ứng nhu cầu đầy đủ. Điều này cũng đồng nghĩa mẹ phải “du di” cho trẻ rất nhiều trong giờ giấc sinh hoạt.

Với những chia sẻ trên giúp con bạn sống khỏe hơn.